Kiểu dữ liệu chuỗi (String) trong Python P7

I. Giới Thiệu về Phương thức chuỗi/ String Methods
Tiếp theo bài học trước, trong bài học này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu các phương thức chuỗi thông dụng trong Python. Để xem tất cả các phương thức hiện có trong Python, các bạn truy cập vào đường link này. Các phương thức thông dụng được giới thiệu trong bài học này, bao gồm:
1. Phương thức split.
2. Phương thức count.
3. Phương thức find.
4. Phương thức index
II. Phương thức Split
Chúng ta sử dụng cú pháp:
<chuỗi>.split(sep = None, maxsplit = -1)
Đây là phương thức trả ra một list (chúng tôi sẽ giới thiệu kiểu dữ liệu này trong các bài sau) bằng cách chia các phần tử bằng ký tự sep
Trường hợp sep = None thì sẽ dùng ký tự khoảng trắng.
Với maxsplit = -1 (mặc định), Python sẽ không bị giới hạn việc tách, với các trường hợp khác, Python sẽ được tách số lần được cung cấp thông qua maxsplit.
Để rõ hơn, chúng tôi mời các bạn xem ví dụ dưới đây:
Ví dụ 1:
Các câu lệnh:
print(list2) #In ra list2
Kết quả trả ra:
[‘We’, ‘are’, ‘Pyan’]
[‘We’, ‘are Pyan’]

III.Phương thức Count
Chúng ta sử dụng cú pháp:
<Chuỗi>.count(sub, [start], [end])
Phương thức này sẽ trả về một số nguyên, là số lần xuất hiện của sub trong chuỗi. Start và end là số kỹ thuật slicing.
Để rõ hơn, chúng tôi mời các bạn xem ví dụ dưới đây:
Ví dụ 2:
Các câu lệnh:
# Khai báo biến 1:
x1 = “IamabcandIloveabc”
# Đếm số ký tự “a” trong biến x1
x2 = x1.count(‘a’)
print(x2) #in kết quả
#Đếm số ký tự “a” với tham số start = 3, end = 7
x3 = x1.count(‘a’,3,7)
print(x3) #In kết quả
Kết quả trả ra:
4
2

IV. Phương thức Find
Chúng ta sử dụng cú pháp:
<Chuỗi>.find(sub, [start], [end])
Phương thức này sẽ trả về một số nguyên, là vị trí đầu tiên của sub khi dò từ trái sang phải trong chuỗi. Nếu sub không có trong chuỗi, kết quả sẽ là -1. Start và end là số kỹ thuật slicing.
Để rõ hơn, chúng tôi mời các bạn xem ví dụ dưới đây:
Ví dụ 3:
Các câu lệnh:
# Khai báo biến 1
x1 = “Sample.xlsx”
# Sử dụng .find tìm kiếm vị trí ký tự “xlsx” trong chuỗi x1
x2 = x1.find(“.xlsx”)
print(x2) #In kết quả
# Sử dụng .find tìm kiếm vị trí ký tự “w” trong chuỗi x1
x3 = x1.find(‘w’)
print(x3) #In kết quả
Kết quả trả ra:
6
-1

Với việc in kết quả x3 = -1 có nghĩa là ‘w’ không tồn tại trong chuỗi x1.
V. Phương thức Index
Chúng ta sử dụng cú pháp:
<Chuỗi>.index(sub, [start], [end])
Phương thức này hoàn toàn tương tự phương thức find phía trên. Chỉ khác là sẽ hiển thị ValueError nếu không tìm thấy sub trong chuỗi ban đầu.
Để rõ hơn, chúng tôi mời các bạn xem ví dụ dưới đây:
Ví dụ 4:
Các câu lệnh:
# Khai báo biến 1
x1 = “Sample.xlsx”
# Sử dụng .index tìm kiếm vị trí ký tự “xlsx” trong chuỗi x1
x2 = x1.index(“.xlsx”)
print(x2) #In kết quả
# Sử dụng .index tìm kiếm vị trí ký tự “w” trong chuỗi x1
x3 = x1.index(‘w’)
print(x3) #In kết quả
Kết quả trả ra:
6
Traceback (most recent call last):
File “c:\Users\Dat Yen\Desktop\Untitled-1.py”, line 7, in <module>
x3 = x1.index(‘w’)
ValueError: substring not found

Do ‘w’ không tồn tại trong chuỗi nên kết quả trả ra với biến x3 = x1.index(‘w’) sẽ là ValueError.
V. Kết Luận
Như vậy, chúng tôi đã tiếp tục giới thiệu tới các bạn các khái niệm cơ bản của Kiểu dữ liệu Chuỗi (String) trong Python. Nếu có vấn đề nào chưa rõ, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ.