NỘI DUNG BÀI VIẾT:
I.Toán tử với Set
II. Kết Luận
Kiểu dữ liệu SET trong Python P2

I. Toán tử với SET
Trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi giới thiệu tới các bạn các toán tử với kiểu dữ liệu SET, bao gồm:
+ Toán tử IN
+ Toán tử –
+ Toán tử &
+ Toán tử |
+ Toán tử ^
1.Toán tử IN
Cú pháp:
value in set
Toán tử này sẽ trả về kết quả True nếu value nằm trong set, trả về False nếu value không nằm trong set.
Ví dụ 1 (Toán tử IN):
Các câu lệnh:
print(‘a’ in {‘a’,’b’,’c’})
Kết quả trả ra:
True
False

2.Toán tử –
Cú pháp:
setA – setB
Toán tử này sẽ trả về 1 set với các phần tử chỉ tồn tại trong setA và không có trong setB.

Ví dụ 2 (Toán tử -):
Các câu lệnh:
setA = {1,2,3,4,5}
setB = {1,2,3,”a”,”b”}
# In ra kết quả toán tử –
print(setA-setB)
Kết quả trả ra:
{4, 5}

3.Toán tử &
Cú pháp:
setA & setB
Toán tử này sẽ trả về 1 set với các phần tử vừa tồn tại trong setA vừa tồn tại trong setB.

Ví dụ 3 (Toán tử &):
Các câu lệnh:
setA = {1,2,3,4,5}
setB = {1,2,3,”a”,”b”}
# In ra kết quả toán tử
print(setA&setB)
Kết quả trả ra:
{1, 2, 3}

4.Toán tử |
Cú pháp:
setA | setB
Toán tử này sẽ trả về 1 set chứa tất cả các phần tử tồn tại trong setA và setB.

Ví dụ 4 (Toán tử |):
Các câu lệnh:
setA = {1,2,3,4,5}
setB = {1,2,3,”a”,”b”}
# In ra kết quả toán tử
print(setA|setB)
Kết quả trả ra:
{1, 2, 3, 4, 5, ‘b’, ‘a’}

5.Toán tử ^
Cú pháp:
setA ^ setB
Toán tử này sẽ trả về 1 set chứa tất cả các phần tử chỉ tồn tại ở 1 trong 2 set.

Ví dụ 5 (Toán tử ^):
Các câu lệnh:
setA = {1,2,3,4,5}
setB = {1,2,3,”a”,”b”}
# In ra kết quả toán tử
print(setA^setB)
Kết quả trả ra:
{‘a’, 4, 5, ‘b’}

II. Kết Luận
Như vậy, chúng tôi đã tiếp tục giới thiệu tới các bạn các khái niệm cơ bản của Kiểu dữ liệu Set trong Python. Nếu có vấn đề nào chưa rõ, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ.